9.5 C
Tokyo

Kỳ 2 – Sự ra đời của Keiretsu

Tiện ích

Zaibatsu đã là một lực lượng quan trọng biến Nhật Bản thành một cường quốc trong khối Phát Xít phát động Thế Chiến Thứ 2. Cũng vì thế mà khi Nhật bại trận, sự tồn tại của Zaibatsu trở thành cái ga của những thế lực mới trong và ngoài nước.

Cục diện xã hội

Thời điểm sau Thế Chiến Thứ 2, lực lượng đóng quân ra sức tiến hành nhiều sự thay đổi về trật tự xã hội và các hệ thống pháp lý. Bên cạnh đó, việc thắt chặt, quốc hữu hóa tài sản được xem như đã đặt dấu chấm hết cho thế lực của các tập đoàn Zaibatsu.

Tuy nhiên, đó thật ra chỉ là vẻ bề ngoài.

Trên thực tế, các Zaibatsu đã được cho phép tiếp tục tồn tại nếu như chấp nhận từ bỏ một phần quyền lực và chiụ tái cấu trúc thành một hình thái mới có sức ảnh hưởng ít hơn gọi là Keiretsu. Đây là mô hình nhóm các tập đoàn liên kết, sở hữu chéo lẫn nhau.

Mỗi Keiretsu thường bao gồm vài công ty chủ lực làm trung tâm. Xung quanh họ là một mạng lưới các công ty sản xuất, thương mại và dịch vụ phụ trợ. Bên dưới mỗi doanh nghiệp phụ trợ cấp 1 lại là mạng lưới các công ty phụ trợ cấp 2, 3, v.v.

Hệ thống sở hữu chéo của mô hình Keỉretsu

Nguồn lực mới cho thời kỳ mới

Mô hình Keiretsu được chính quyền mới và quân đội Mỹ cho phép tồn tại vì 2 lý do.

Một, vào thời kỳ Chiến Tranh Lạnh leo thang những năm 40s, 50s, Mỹ cần Nhật Bản trở thành một tấm chắn mạnh mẽ để chống lại sự lan rộng của Chủ Nghĩa Cộng Sản ở Châu Á. Điều đó đồng nghĩa với việc phát triển kinh tế được ưu tiên hàng đầu. Vì lẽ đó, cả quân đội Mỹ lẫn chính quyền Nhật đều kết luận rằng, sự hiện diện của những tập đoàn lớn với vai trò là đầu tàu cho nền kinh tế là cần thiết cho sự phát triển nhanh, ổn định của quốc gia.

Lý do thứ hai đó là chính số đông người dân Nhật cũng không muốn các Zaibatsu sụp đổ, nhất là những nhân viên của các tập đoàn này, trái ngược hoàn toàn với suy nghĩ của những tổ chức Công Đoàn kiểu Mỹ đang được chính quền lập lên. 

Thậm chí, có thời điểm 15000 nhân viên tập đoàn Matsushita đã ký tên yêu cầu chính phủ không giải thể tập đoàn này.

Như vậy, vào thời kỳ này, dưới áp lực của chính phủ và quân Mỹ, các Zaibatsu bị tịch thu tài sản và bị buộc phải thu mình lại, chuyển mình từ hệ thống sở hữu gia đình thành nhóm các tập đoàn sở hữu chéo, có mối liên kết chặt chẽ với nhau, mô hình Keiretsu. Mô hình này tuy không thay đổi nhiều quyền lực kiểm soát của những đại gia tộc tới những công ty thành viên nhưng về phía chính quyền, nó là một giải pháp phù hợp giúp họ dễ quản lý hơn và có tính minh bạch cao hơn.

Nguồn: disruptingJapan

- Advertisement -spot_img
- Advertisement -spot_img

Tin mới