8.1 C
Tokyo

Tài khoản miễn thuế NISA tăng hạn mức và thời hạn năm 2024

Từ tháng 1 năm 2024, hạn mức đầu tư miễn thuế trên tài khoản NISA sẽ nới lỏng, và giới hạn thời gian đầu tư sẽ được gỡ bỏ.

Tiện ích

Một trong những loại tài khoản đầu tư chứng khoán được xem là có lợi nhất của Nhật là tài khoản miễn thuế NISA. Đúng như tên gọi của nó, những lợi nhuận sinh ra trong tài khoản sẽ được miễn thuế. Tuy nhiên, hai loại tài khoản NISA hiện tại: NISA bình thường và NISA cộng gộp (つみたてNISA) đều có giới hạn về số tiền đầu tư và thời gian đầu tư. 

Tin mừng là từ tháng 1 năm 2024, chính phủ Nhật sẽ cho phép gộp hai tài khoản này thành một loại NISA mới, kèm với việc thay đổi số tiền người dùng có thể đầu tư và xóa bỏ giới hạn thời gian đầu tư. Mục đích chính của NISA là để khuyến khích người dân đầu tư để tận dụng lượng tiền rảnh rỗi. 

Sau đây là bảng so sánh và những điểm chính của chính sách NISA mới.

  1. Có thể dùng gộp NISA phổ thông và NISA tích lũy

Hiện tại, tùy chiến lược đầu tư và sản phẩm muốn đầu tư, người dùng chỉ được chọn một trong hai loại – NISA phổ thông hoặc NISA tích lũy. Trừ trường hợp tài khoản chưa sử dụng, một năm người dùng chỉ có thể đổi loại tài khoản một lần.

Chế độ mới đổi tên hai loại NISA thành “Đầu tư Tăng trưởng” và “Đầu tư tích lũy”. Người dùng có thể tạo và sử dụng cả 2 loại tài khoản cùng một lúc.

  1. Số tiền đầu tư miễn thuế mỗi năm lên tới 3,600,000 yên

Ở chế độ cũ, số tiền đầu tư được miễn thuế mỗi năm của NISA phổ thông và NISA tích lũy là 1,200,000 yên và 400,000 yên. Nó đã được tăng đáng kể thành 2,400,000 yên (gấp 2 lần) và 1,200,000 yên (gấp 4 lần). Điều này có nghĩa, ví dụ với tài khoản tích lũy, người dùng có thể đầu tư miễn thuế tới 100,000 yên mỗi tháng.

  1. Số tiền đầu tư miễn thuế cả đời lên tới 18,000,000 yên

Số tiền đầu tư miễn thuế cả đời được nâng lên tới 18,000,000 yên, trong đó giới hạn của tài khoản Tăng trưởng là 12,000,000 yên.

Đáng lưu ý, giới hạn này sẽ được tái lập lại vào mỗi lần bán ra. Lấy ví dụ người dùng đã đầu tư hết 18,000,000 yên trong năm năm. Nhưng sau đó người dùng bán ra 3,600,000 yên vào cuối năm thứ năm, thì năm thứ sáu, người dùng sẽ có lại giới hạn mới là 3,600,000 yên.

Hơn nữa, giới hạn của NISA cũ là độc lập đối với NISA mới. Vậy nên số tiền đầu tư trong NISA cũ sẽ không bị cộng vào giới hạn miễn thuế cả đời của NISA mới.

  1. Không còn giới hạn thời gian đầu tư

Người dùng NISA phổ thông hoặc NISA tích lũy chỉ có thể được miễn thuế đầu tư trong vòng 5 năm hoặc 20 năm. Tuy vậy, với chế độ NISA mới, người dùng có thể được miễn thuế với đầu tư ở bất kì thời điểm nào trong tương lai. 

  1. Không có thời hạn cho chế độ NISA mới

Cuối cùng, một trong những điểm mạnh của chế độ NISA mới đó là chế độ sẽ có hiệu lực vĩnh viễn (tại thời điểm phát biểu tháng 12 năm 2022)

Chế độ NISA phổ thông chỉ có hiệu lực đến năm 2023 và NISA Tích lũy chỉ có hiệu lực đến năm 2042 (đối với các giao dịch mua mới là năm 2023), nhưng hệ thống NISA mới sẽ có hiệu lực vĩnh viễn. Điều này giúp các nhà đầu tư có thể áp dụng tầm nhìn và chiến lược dài hạn hơn. 

Tổng thể chung, chế độ NISA mới có nhiều ưu điểm so với NISA cũ. Tuy vậy, do giới hạn đầu tư của hai chế độ là độc lập nên trong khi chờ chế độ mới hữu hiệu, người dùng vẫn có thế cân nhắc việc dùng tiếp (hoặc tạo tài khoản mới với) NISA cũ.

Tham khảo: Japan FSA

- Advertisement -spot_img
- Advertisement -spot_img

Tin mới